KPI ( hay còn gọi là chỉ số đánh giá) là chỉ số mà một công ty hay bất kì cá nhân nào sử dụng nhằm mục đích đo đường được hiệu suất làm việc trong kinh doanh. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp không mấy sử dụng chỉ số này. Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của KPI trong kinh doanh.
KPI cho phòng kinh doanh và những điều cần biết
KPI cho phòng kinh doanh không đơn giản chỉ là đánh giá cá nhân hay phòng ban hoàn thành đủ mục tiêu công việc mà còn ảnh hưởng tới tiến độ công việc, doanh thu cũng như biết được công việc có đang chuyển biến tốt hay không. Để đánh giá được rằng doanh nghiệp có sử dụng đúng KPI hay không thì hãy cùng tìm hiểu về các loại KPI dành riêng cho phòng kinh doanh sau đây.
Tùy thuộc vào ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh mà mục tiêu và tầm nhìn cũng như KPI cho phòng kinh doanh sẽ khác nhau. Sau đây là một số mẫu KPI dành riêng cho các vị trí tại phòng kinh doanh.
1. KPI cho giám đốc kinh doanh áp dụng cho nhiều ngành nghề
Giám đốc kinh doanh là vị trí quan trọng của cả phòng kinh doanh là những người chịu trách nghiệm cho cả một phòng ban. Quyết định cả sự thành công hay thất bại của một công ty thì để là một giám đốc kinh doanh thì cần phải đáp ứng được những KPI cho giám đốc kinh doanh:
- Đạt doanh thu trên từng sản phẩm
- Đảm bảo chỉ số của từng nhân sự
- Đạt đủ chỉ số trung bình năm
- Tỷ lệ khách hàng mua và sử dụng sản phẩm
- Giám sát được quy mô hợp đồng
Với Giám đốc kinh doanh thì việc tìm kiểm khách hàng mới cho doanh nghiệp là điều tối quan trọng bởi vì doanh nghiệp cần khách hàng mới để mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển công ty.
Vị trí bán hàng là một trong những yếu tố đảm bảo số lượng hàng hóa được bán ra theo từng tháng. Bằng nhiều báo cáo cũng như nhiều tiêu chí đặt ra thì giám đốc kinh doanh cần đưa ra KPI phù hợp cho từng vị trí.
2. KPI trưởng phòng kinh doanh vị trí không kém quan trọng
Trưởng phòng kinh doanh là vị trí quan trọng không kém gì giám đốc kinh doanh cũng là một vị trí mà quyết định tới việc phát triển của doanh nghiệp. Để đánh giá tốt nhất về những yếu tố phát triển thì việc đánh giá KPI trưởng phòng kinh doanh là cần thiết và có thể tham khảo những yếu tố sau đây:
- Thiết lập đại lý và nhà phân phối cho công ty
- Đảm bảo doanh số theo tháng của công ty
- Quản lý số liệu như doanh thu, xuất nhập
- Đóng góp ý kiến để phát triển lên cấp trên
- Tổng hợp và báo cáo công nợ
- Và các yếu tố quản lý nhân viên
3. Xây dựng KPI cho phòng kinh doanh của doanh nghiệp
Sau khi tìm hiểu về hai vị trí quan trọng và KPI của hai vị trí đó thì tiếp theo sẽ là KPI cho phòng kinh doanh tức là chỉ số mục tiêu cần đạt được cho cả phòng kinh doanh. KPI của các vị trí như giám đốc, trưởng phòng là KPI nhằm giám sát nhân viên thì việc xây dựng KPI cho phòng kinh doanh là việc đặt ra mục tiêu cho cả phòng kinh doanh, lúc này mục tiêu sẽ lớn hơn.
Một số chỉ tiêu cần thiết để có thể xây dựng KPI cho phòng kinh doanh gồm có những yếu tố sau:
Tăng trưởng doanh thu bán hàng: Tăng trưởng doanh thu bán hàng là chỉ số để có thể giám sát trực tiếp sự phát triển của doanh nghiệp trong việc bán sản phẩm. Không chỉ giám sát mà còn có thể đánh giá được điểm yếu, điểm mạnh của bộ phận kinh doanh
Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng: Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng đánh giá quá trình hoạt động của nhiều phòng ban khác nhau như kinh doanh, marketing,… Khi các nhóm đều hoàn thành KPI thì việc tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tăng cao là điều tất yếu.
Hiệu suất sản phẩm là một chỉ số KPI không thể thiếu của phòng kinh doanh bởi vì có thể xác định được cả xu hướng mua hàng của khách hàng mới cũng như thị trường thích hợp của từng sản phẩm.
Mục tiêu bán hàng dùng để đặt ra cho phòng kinh doanh những chỉ số của sản phầm cần phải đạt được. Mục tiêu bán hàng cho phòng kinh doanh có thể thấy việc hàng hóa có bán chạy hay không, sự phát triển của hàng hóa sản phẩm trên thị trường.
Trên đây là một số yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng KPI cho phòng kinh doanh ngoài ra còn rất nhiều các yếu tố phụ tuy nhiên cần phải có những yếu tố cơ bản này thì KPI cho phòng kinh doanh mới được xây dựng.
4. KPI cho nhân viên kinh doanh
KPI cho nhân viên kinh doanh là chỉ số đo lường dành riêng cho cá nhân thuộc phòng kinh doanh nhằm mục đích theo dõi việc nhân viên kinh doanh hoạt động trong công ty.
Một trong những cách đánh giá KPI nhân viên kinh doanh một cách đúng và đạt chuẩn nhất là tiêu chí bán hàng theo hàng tháng. Tức là việc tăng giảm số lượng sản phẩm được bán ra theo từng tháng.
5. Chỉ tiêu KPI cho nhân viên kinh doanh
Ngoài việc áp dụng các chỉ số kinh doanh và doanh thu bán hàng cho nhân viên kinh doanh thì việc áp dụng những chỉ tiêu sau đây cũng cần thiết để lập nên được KPI cho nhân viên kinh doanh.
- Số lượng đơn hàng hàng tháng
- Doanh thu mục tiêu
- Tỷ lệ chốt đơn hàng
- Số lượng đơn hàng trên một nhân viên
6. KPI cho sale
KPI cho sale là chỉ số đo lường hiệu suất được dành riêng cho đội ngũ bán hàng và quản lý đội ngũ bán hàng. Những chỉ tiêu của nhân viên sale cũng giống những chỉ tiêu mà nhân viên kinh doanh đang được áp dụng.
Sau những yếu tố trên mong rằng các doanh nghiệp có thể áp dụng riêng cho công ty để có thể giám sát một cách tốt nhất các bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phát triển tốt nhất.
Leave A Comment